
Bệnh tiểu đường bắt nguồn từ tình trạng rối loạn chuyển hóa đường khiến lượng đường trong máu tăng cao những cơ thể người bệnh lại không thể sử dụng lượng đường. Để có năng lượng hoạt động, cơ thể buộc phải sử dụng thay thế năng lượng đường bằng chất đạm và chất béo. Quá trình thay đổi này kéo theo hàng loạt rối loạn chuyển hóa khác gây tổn thương nặng nề đến cơ thể và gây ra biến chứng. Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
1. Các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường
– Biến chứng về tim mạch: Các biến chứng liên quan đến tim thường phát triển một cách âm thầm đến khi cơ thể xuất hiện triệu chứng đồng nghĩa với việc bệnh đã tiến triển nặng. Tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến tim mạch hàng đầu hiện nay vì vậy người bị bệnh tiểu đường cần được điều trị sớm biến chứng về tim mạch.
– Biến chứng về thận: Bệnh tiểu đường gây ra những tổn thương mạch máu nhỏ ở thận khiến cho hoạt động của thận bị ảnh hưởng và ngày càng kém. Các bệnh liên quan đến thận có thể xuất hiện ngay thời điểm mới mắc bệnh ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 và muộn hơn nhiều với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, khiến thận không thể thực hiện các chức năng. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, ngứa, tiểu đêm nhiều, nước tiểu sủi bọt, có mùi hôi cần sớm làm các xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sức khỏe của thận.
– Biến chứng liên quan đến hệ thần kinh: Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh nhân tiểu đường nhất là tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường khiến hệ thần kinh tổn thương do lượng glucose trong máu quá cao, gây ra cao huyết áp làm rối loạn cảm giác, mất cảm giác, liệt mặt. Tổn thương dây thần kinh thậm chí còn gây ra nhồi máu cơ tim gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
– Biến chứng liên quan đến mắt: lượng đường trong máu cao kết hợp với tăng huyết áp và cholesterol cao dẫn đến các bệnh lý về võng mạc từ đó dẫn đến các bệnh về mắt như giảm thị lực thậm chí mù lòa.
– Các biến chứng đối với phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường có thể gây ra biến chứng đối với người mẹ thậm chí còn ảnh hưởng đến thai nhi khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao trong tương lai.
– Nguy cơ nhiễm trùng: Lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển khiến hệ miễn dịch bị suy yếu từ đó dễ dẫn đến nhiễm trùng. Tình trạng này thường kéo dài và khó điều trị.
Xem thêm:
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường
6 nguyên nhân gây mất ngủ vào ban đêm
2. Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
– Bệnh tiểu đường dễ dẫn đến hạ đường huyết. Nhiều người thường lo sợ tăng đường huyết trong máu tuy nhiên tình trạng lại không phải biến chứng thường xảy ra nhất ở người mắc bệnh tiểu đường. Do lo lắng về vấn đề đường huyết cao, người bệnh thường kiêng khem quá mức, sử dụng thuốc hạ đường huyết dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết gây hôn mê thậm chí tử vong. Biểu hiện của việc hạ đường huyết là mệt mỏi, chân tay run rẩy, choáng váng, hồi hộp, tim đập nhanh.
– Đường huyết quá cao cũng sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê và có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
– Nhiễm toan ceton: đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nồng độ acid khi quá trình chuyển hóa chưa hoàn thành do thiếu insulin gây ra. Bệnh nhân cũng có thể tử vong nếu tình trạng này không được cấp cứu kịp thời.
Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn thậm chí chữa khỏi thì người bệnh cũng cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vì vậy để có một cơ thể khỏe mạnh đồng thời phòng ngừa những biến chứng do căn bệnh này gây ra chúng ta nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng với việc sử dụng một số loại thảo dược như nhân sâm để ngăn ngừa và giảm triệu chứng của tiểu đường. Bạn có thể tìm hiểu thêm về loại thảo dược này qua bài viết sau đây: https://congtyhongsam.com/chi-tiet-tin/cao-hong-sam-uong-nhu-the-nao/
Nguồn: congtyhongsam.com