Hiện nay, sơn Epoxy chịu nhiệt được ứng dụng nhiều trong các xưởng sản xuất sắt thép, các nhà máy nén,… Với nhiều tính năng ưu việt, loại sơn này đang ngày càng phổ biến và được nhiều người tin dùng. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn kỹ hơn về sơn Epoxy chịu nhiệt. Hãy cùng tham khảo để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
1. Sơn Epoxy chịu nhiệt là gì?
Sơn Epoxy chịu nhiệt là loại sơn có khả năng chịu được nhiệt độ rất cao, có thể lên đến 500 – 1000 độ C.
Loại sơn này thường được áp dụng phổ biến với những bề mặt kim loại nhằm bảo vệ bề mặt không bị rỉ, ăn mòn và tác động từ khí hậu, môi trường. Sơn Epoxy chịu nhiệt là sự lựa chọn hoàn hảo cho bề mặt kim loại thường xuyên bị tác động bởi nhiệt độ cao.
2. Những tính năng ưu việt của sơn Epoxy chịu nhiệt
- Ngoài khả năng chịu được nhiệt độ cao, sơn Epoxy chịu nhiệt còn có khả năng chống trơn trượt, chống thấm tương đối tốt.
- Có thể chịu lực ma sát và độ mài mòn cao.
- Mang đến tính thẩm mỹ cao: tạo ra bề mặt sáng bóng, bền đẹp, đa dạng về màu sắc và tương đối bền màu.
- Chống rong rêu, nấm mốc, có thể dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
- Quy trình thi công đơn giản, chi phí không quá cao mà chất lượng tốt.
- Vì không bị ảnh hưởng bởi hóa chất nên sơn Epoxy chịu nhiệt phù hợp với mọi điều kiện của môi trường.
- Với nhiều tính năng ưu việt nêên đây là dòng sơn ngày càng được người dùng ưa chuộng và đánh giá cao.
>> Xem thêm:
- Mẫu nhà vuông 2 tầng 80m2 đẹp và phổ biến hiện nay
- Sơn Epoxy nền gạch men – Giải pháp hiệu quả cho ngôi nhà của bạn
3. Ứng dụng của sơn Epoxy chịu nhiệt
Dòng sơn này chịu được nhiệt độ rất cao, có thể lên đến 1000 độ C, do đó có thể áp dụng được với nhiều bề mặt như:
- Sử dụng cho các lò nung, lò đất.
- Những ống dẫn khí nóng hay khí thải trong công nghiệp, hệ thống dây chuyền sấy, lọc điện.
- Các thiết bị có nhiệt độ cao như nồi hơi, nồi cô đặc.
- Bên cạnh đó, sơn Epoxy chịu nhiệt còn sử dụng được cho mái tôn, máy phát điện và nhiều loại máy móc sinh nhiệt khi hoạt động, sắt thép, khung cửa, các khu vực chống nóng.
- Được sử dụng trong đường ống dẫn xăng, thùng chứa.
- Các động cơ máy phát, ống xả của xe, kiềng bếp ga, các dung môi hữu cơ.
- Loại sơn này đảm bảo được độ bền cho các thiết bị và độ an toàn khi sử dụng. Chính vì những tính năng vượt trội và tính ứng dụng cao, sơn Epoxy chịu nhiệt đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và công nghiệp.
4. Quy trình thi công sơn Epoxy chịu nhiệt
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Để có thể mang lại hiệu quả tối ưu thì công đoạn chuẩn bị bề mặt cần được chú ý, đảm bảo bề mặt phải được làm sạch hoàn toàn, khô ráo.
Bước 2: Tiến hành thi công sơn Epoxy
Phun sơn Epoxy chịu nhiều lên bề mặt bằng súng phun, độ dày tối đa của lớp sơn không quá 0,35mm.
Sơn tiếp lớp sơn thứ 2 sau khi thi công lớp thứ nhất khoảng 1 giờ đồng hồ. Lớp sơn sẽ khô cứng sau khoảng 10-12 tiếng và sau 72 giờ khi lớp sơn đã khô hoàn toàn mới đưa vào sử dụng.
*Những lưu ý khi thi công sơn Epoxy chịu nhiệt:
Độ dày của 1 lớp sơn cần được đảm bảo không vượt quá 0,35mm bởi nếu lớp sơn quá dày sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng phồng rộp.
Khi dùng sơn chưa hết, cần bảo quản sơn ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối không được để gần lửa.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về sơn Epoxy chịu nhiệt. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: Sơn nền nhà xưởng – Giải pháp hiệu quả cho nhà xưởng, khu công nghiệp