Tam thất bắc và những điều mà ta chưa biết

Tam thất bắc được biết đến với rất nhiều cái tên khác nhau, không chỉ có cái tên độc đáo, mà loài cây này còn ẩn chứa nhiều điều khiến ta bất ngờ. Đó là những gì? Bạn biết gì về loài cây này cùng CuocSongBonPhuong đi tìm câu trả lời về loài thuốc quý này nhé.

1. Ý nghĩa của cái tên tam thất

Theo y học cổ truyền, tam thất bắc còn có rất nhiều tên gọi khác như sâm tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất,…đủ để biết loài thực vật này có tác dụng chữa bệnh như thế nào.

Trong sách “Bách thảo cương mục có giải thích”, sở dĩ tam thất bắc có cái tên này là vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải nên mới được gọi tam thất.

Lý giải tên tam thất bắc

Lý giải tên tam thất bắc

Hoặc theo một cách giải thích khác theo đặc tính sinh trưởng của cây, tam là 3, ý chỉ cây tam thất 3 năm mới ra hoa một lần, thất là 7, tức là phải 7 năm sau mới kết củ.

Có người lại nói do cây có từ 3 đến 7 lá chét nên cây được gọi là cây tam thất. dù giải thích theo chiều hướng nào cũng đều có thể nói đây là một loài cây đặc biệt từ cả cái tên đến công dụng chữa trị của nó.

Tam thất bắc mọc chủ yếu ở miền bắc, nơi núi cao có nhiệt độ lạnh nên vị thuốc này rất hiếm ở Việt Nam. Do đó khá nhiều người nhầm lẫn giữa tam thất bắc với tam thất nam.

2. Tên khoa học và khu vực phân bố

Tên khoa học của tam thất bắc là Panax pseudoginseng, Ginseng là tên khoa học của cây sâm, pseudo tiếng la-tinh có nghĩa là giả, tức là đây là cây giả sâm, có tác dụng tương tự như cây nhân sâm. Thật vậy, bản thân tam thất bắc cũng có họ hàng xa với nhân sâm trị bệnh.

Như đã nêu trên, tam thất bắc mọc rất ít ở Việt Nam do khí hậu của nước ta không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tam thất Bắc. Loài thực vật này mọc nhiều ở Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc. Do đó, giá của vị thuốc này cũng không hề rẻ hơn nhân sâm là mấy.

Là vị thuốc quý không kém nhân sâm

Là vị thuốc quý không kém nhân sâm

3. Công dụng của tam thất bắc

Từ xưa, tam thất bắc được ví như thần dược trị bách bệnh với hàng tá các công dụng có thể kể đến sau:

– Bảo vệ tim, chống lại các tác nhân kích thích đến tim, dùng cho bệnh nhân loạn nhịp tim

– Tác dụng cầm máu, tiêu sưng, tiêu viêm

– Dịch chiết rễ cây tam thất có tác dụng thích thần kinh trung ương gây hưng phấn

– Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hoạt động sinh lý

– Điều trị chứng đau bụng kinh (thống kinh) ở chị em phụ nữ

– Hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu cấp tính và mạn tính

– Hỗ trợ điều trị băng huyết ở phụ nữ sau sinh do tác dụng cầm máu

– Điều trị dứt điểm chứng thắt ngực ở bệnh nhân bệnh động mạch vành

Hoa tam thất

Hoa tam thất

Đối tượng sử dụng vị thuốc này

– Bệnh nhân mắc bệnh tim, rối loạn nhịp tim

– Phụ nữ sau sinh dùng tam thất bắc giúp bổ máu, tăng cường lưu thông khí huyết

– Bệnh nhân ung thư với vai trò giảm đau, tiêu viêm của thuốc

– Người bị chấn thương, mất máu, thiếu máu

– Bệnh nhân bệnh bạch cầu

– Bệnh nhân suy giảm chức năng sinh lý

– Người bình thường sử dụng như một phương thuốc bồi bổ sức khỏe

Với hàng loạt công dụng trong chữa trị bệnh, tam thất bắc dĩ nhiên được giới y học cả đông y lẫn tây y chú ý đến và nghiên cứu. Tuy nhiên khi sử dụng bài thuốc này, bạn cần luôn đặc biệt chú ý đến liều lượng thuốc sử dụng cũng như cách dùng thuốc cho đúng để tối ưu hóa tác dụng của loài thảo dược này.

Mời bạn tham khảo thêm chi tiết tại nguồn: https://wikiduoclieu.org/tu-dien/tam-that-bac/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *