Tìm hiểu thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi như sảy thai, dị tật thai nhi, sản giật, thai chết lưu… Chính vì vậy ngoài việc theo dõi đường máu để phát hiện sớm căn bệnh thì cần phải thay đổi chế độ ăn và lối sống một cách khoa học. Cùng tìm hiểu thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ phù hợp nhất.

1. Thực đơn bữa sáng

Thực đơn cho mẹ bầu đơn giản

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng không thể thiếu của các mẹ bầu, để giảm thiểu nguy cơ bị hạ đường huyết bất cứ lúc nào.

Đặc biệt với mẹ bầu thì bữa sáng cũng cần đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo đủ 20% năng lượng khẩu phần ăn mỗi ngày và đủ dinh dưỡng.

Tốt nhất là lựa chọn các loại tinh bột nguyên cám như yến mạch nguyên cám, bánh mì lúa mạch đen, đậu tương để chế biến thành các món ăn phù hợp. Và đừng quên bổ sung rau xanh và sữa để cơ thể luôn tràn đầy sức sống.

Gợi ý 1: 1 bát phở bò, 1 đĩa giá đỗ luộc, rau thơm theo mùa

Gợi ý 2: 3 lát bánh mì lúa mạch đen, 1 quả trứng ốp la, 1 đĩa rau trộn salad

Gợi ý 3: Cháo yến mạch nguyên cám nấu cùng thịt bò, 1 đĩa dưa chuột rau thơm.

>> Xem thêm: suy thận độ 2 có nguy hiểm không

2. Thực đơn bữa trưa và bữa tối

Bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đơn giản

Bữa trưa và bữa tối của mẹ bầu bị đái tháo đường cần bổ sung khoảng 25% tổng năng lượng mỗi ngày/một bữa ăn. Việc bổ sung cân bằng dinh dưỡng luôn rất quan trọng, giúp duy trì cân nặng lý tưởng, thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh và đường máu được ổn định.

Đây là 2 bữa ăn chính nên cần đảm bảo đủ dinh dưỡng như người bình thường, mẹ bầu vẫn có thể ăn các loại thực phẩm như người khỏe mạnh bình thường, chỉ cần tuyệt đối kiêng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh. Không sử dụng bánh kẹo nước ngọt, rượu bia và các đồ nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra vẫn có thể ăn cơm trắng cùng thịt và rau củ như bình thường để đảm bảo ngon miệng, phù hợp sở thích và đủ dinh dưỡng. Đặc biệt khi ăn cần chú ý ăn rau xanh trước, sau đó mới ăn cơm và đồ ăn mặn, bởi chất xơ trong rau sẽ giúp làm chậm hấp thu đường, giúp đường máu tăng chậm sau ăn, góp phần kiểm soát tốt căn bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Gợi ý 1: 1 bát cơm trắng, 5 miếng thịt lợn luộc, 1 miếng đậu phụ trắng, 1 đĩa rau luộc theo mùa
  • Gợi ý 2: 1 bát cơm trắng, 1 khúc cá trắm kho, 1 quả trứng luộc, 1 đĩa salad rau củ
  • Gợi ý 3: 1 bát cơm trắng, 1 đĩa thịt bò xào giá đỗ, 1 bát canh bí đỏ

3. Thực đơn các bữa phụ

Bữa phụ giúp phòng tránh nguy cơ hạ đường huyết sau ăn, ngoài ra còn giúp cung cấp đủ năng lượng cho mẹ bầu hoạt động mà không sợ quá tải đường máu.

Một ngày nên ăn khoảng 2-3 bữa phụ, bao gồm bữa phụ sáng khoảng 9-10h, bữa phụ chiều khoảng 15h, bữa phụ tối khoảng 21h tối.

Đối với bữa ăn phụ chỉ cần bổ sung đơn giản, mỗi bữa khoảng 10% tổng năng lượng khẩu phần ăn một ngày. Bạn nên bổ sung các loại hoa quả, ngũ cốc, sữa để đỡ mất nhiều thời gian chuẩn bị. Các loại hoa quả cần lựa chọn loại ít ngọt như ổi, bưởi, táo, lê, nho… cần giảm các loại hoa quả ngọt như sầu riêng, mít, nhãn, vải, chuối.

  • Gợi ý 1: 1 cốc sữa yến mạch nguyên cám, 1 quả ổi
  • Gợi ý 2: 1 cốc sữa tươi không đường, 1 quả táo
  • Gợi ý 3: Một hũ sữa chua cùng nhiều trái cây

Như vậy xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn tuân thủ các nguyên tắc chung, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh.

Ngoài ra cần kết hợp chế độ tập luyện, vận động phù hợp để tiêu hao năng lượng dư thừa, ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường ở mắt.

 

>> Xem thêm

Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng đầu như thế nào là tốt nhất

Ánh sáng xanh là gì ? Tại sao nó lại gây hại cho sức khỏe ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *